Nhiều ông bố bà mẹ khá đau đầu với việc nên cho con ăn gì và lên thực đơn dinh dưỡng cho bé như thế nào để con có thể tăng cân và không bị còi cọc, đặc biệt giai đoạn trẻ từ 1 đến 3 tuổi.
Nhiều bố mẹ đau đầu với việc nên cho con ăn gì để con có thể tăng cân và không bị còi cọc, đặc biệt giai đoạn trẻ từ 1 đến 3 tuổi. Hiểu được vấn đề này, TASTY Kitchen đã tìm hiểu và giới thiệu đến các mẹ bộ thực đơn 7 ngày cho bé đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết. Mời các mẹ tham khảo!
Không cung cấp đủ 4 nhóm chất cần thiết: chất bột - chất béo - đạm - vitamin và chất xơ.
Lựa chọn và chế biến thực phẩm không phù hợp với độ tuổi.
Phân bố lượng thức ăn không đồng đều và chưa có thời gian cụ thể.
Không cung cấp đủ lượng thực phẩm thiết yếu trong mỗi bữa ăn.
Về cơ địa, thói quen
Trẻ có thói quen ăn uống chưa khoa học do không được bố mẹ rèn luyện.
Trong quá trình ăn vẫn còn ham chơi, không tập trung.
Cơ thể hấp thu kém một vài chất như chất đạm, Lactose,…
Về bệnh lý
Bé có thể bị rối loạn hoặc mắc các bệnh về tiêu hóa.
Giun ký sinh, nhiễm trùng.
Ảnh hưởng bởi yếu tố xã hội
Nhiều mẹ thường ăn kiêng để giữ dáng sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa cho con bú.
Mẹ chưa tìm hiểu kỹ về các kiến thức dinh dưỡng.
Tài chính gia đình không đủ để cung cấp đầy đủ các chất.
Biểu hiện khi trẻ chậm tăng cân
Khi bé có những biểu hiện chậm tăng cân dưới đây thì bố mẹ cần phải tìm hiểu và áp dụng thực đơn dinh dưỡngcho trẻ:
Bé ăn nhiều nhưng cơ thể không phát triển (hấp thu kém) hoặc bé biếng ăn.
Không nhìn vào người đối diện khi chơi đùa hoặc nói chuyện.
Hay cáu kỉnh, ít chơi đùa, hay khóc.
Không quan tâm đến những thứ xung quanh.
Không thực hiện được việc ngồi - nói - lật khi đến giai đoạn như các bé cùng lứa tuổi.
Những ảnh hưởng nghiêm trọng khi bé chậm tăng cân
Nếu như bố mẹ không nhanh chóng phát hiện ra tình trạng của bé và áp dụng chế độ ăn dinh dưỡng trong thì cơ thể bé sẽ có những biểu hiện như sau:
Suy giảm hệ miễn dịch
Khi bé không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong từng bữa ăn thì cơ thể sẽ không đủ sức để chống lại các vi sinh vật gây bệnh. Từ đó, cơ thể sẽ dễ bị bệnh, suy nhược tinh thần và kéo theo hệ miễn dịch bị suy giảm, gây sụt cân, còi cọc.
Đặc biệt, khi không cung cấp đủ các chất béo, sắt, DHA, Taurine,… sẽ làm cản trở việc hoàn thiện phát triển trí não, dẫn đến những biểu hiện như chậm hiểu, lờ đờ, phản xạ kém, không muốn giao tiếp với xã hội,…
Bị còi xương, suy dinh dưỡng
Ở giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi là giai đoạn mà trẻ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển. Vì vậy, nếu không đáp ứng được những yêu cầu trên, bé sẽ bị rơi vào trạng thái suy dinh dưỡng, chậm tăng cân và chậm phát triển hơn so với các bé khác.
Nguyên tắc khi lên thực đơn dinh dưỡng cho bé
Tính toán liều lượng dinh dưỡng phù hợp
Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé từ 1 - 3 tuổi không phải là điều đơn giản. Bố mẹ cần phải tìm hiểu kỹ và dựa vào những cơ sở khoa học đã được kiểm chứng để áp dụng. Theo đó, liều lượng calo có trong mỗi bữa ăn cũng được các chuyên gia dinh dưỡng tính toán cẩn thận như sau:
Với trẻ từ 1 - 3 tuổi thì cấp cung cấp khoảng 110 kcal/kg cân nặng, theo đó với trẻ nặng từ 9 đến 14kg sẽ cần khoảng 900-1400kcal. Cụ thể: Chất đạm : Chất béo : Chất bột = 15 : 20 : 65.
Nguyên tắc lựa chọn các loại thực phẩm
Trong thực đơn dinh dưỡng với 4 nhóm cần thiết cho sự phát triển của bé, các mẹ có thể có rất nhiều lựa chọn với 12 loại thực phẩm bổ dưỡng gồm: trứng, bơ đậu phộng, dầu ô liu, hạt ngũ cốc, sữa nguyên kem, pho mát, phô mai, khoai lang, khoai tây, hồng xiêm, bơ, chuối.
Tuy nhiên, lượng chất dinh dưỡng cho các bé từ 1 - 3 tuổi mà các mẹ cần áp dụng phải tuân thủ theo tỷ lệ: 900-1400kcal, trong đó:
100 - 150g chất bột.
50 - 100g vitamin - khoáng chất.
30 - 140g chất béo.
100 - 120g chất đạm.
Nguyên tắc trong chế biến thực phẩm cho bé
Ở giai đoạn 1 - 3 tuổi, các bé đã bắt đầu mọc khoảng 8 chiếc răng sữa. Vì vậy, mẹ nên chế biến những món ăn phù hợp với sự phát triển của con:
Chế biến các món cháo nấu nhừ kết hợp với tôm, cá, thịt, rau xanh,… Các loại thực phẩm nên được chế biến theo dạng băm nhuyễn, thái nhỏ, nấu nhừ để giúp trẻ ăn dễ dàng và tiêu hóa tốt hơn.
Hạn chế việc nêm nếm quá nhiều gia vị hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ khiến trẻ khó tiêu.
Để trẻ ăn cả phần nước và phần bã trong thức ăn.
Nên để trẻ tự xúc, tự cầm thức ăn, như vậy sẽ khiến trẻ hứng thú hơn khi ăn.
Thực đơn dinh dưỡng 7 ngày cho bé từ 1 - 3 tuổi
TASTY Kitchen sẽ giới thiệu trọn bộ thực đơn dinh dưỡng 7 ngày cho bé từ 1 - 3 tuổi để các mẹ tham khảo:
Thực đơn dinh dưỡng cho bé 1 tuổi
Bé 1 tuổi ăn gì? Mẹ có thể tham khảo thực đơn dinh dưỡng dưới đây và bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé.
Thực đơn buổi sáng
Thứ 2 - Thứ 4
6h: cho bé bú mẹ.
8h: cháo thịt lợn + rau nghiền.
10h: ½ quả chuối.
12h: cháo tôm + rau mồng tơi.
Thứ 3 - Thứ 5
6h: Bú mẹ.
8h: Cháo thịt gà + rau ngót.
10h: 100g đu đủ.
12h: súp thịt bò + cà rốt + khoai tây.
Thứ 6 - Chủ nhật
6h: Bú mẹ.
8h: cháo thịt bò + cà rốt.
10h: 100g nho.
12h: cháo tôm + bí xanh.
Thứ bảy
6h: Bú mẹ.
8h: Cháo trứng + cà chua.
10h: Xoài chín.
12h: cháo lươn + su su.
Thực đơn buổi chiều
Thứ 2 - Thứ 4
14h : nước cam (cam + đường).
16h : cháo cá + rau cải.
20h : cháo tôm + su hào + nấm hương.
21h : bú mẹ.
Thứ 3 - Thứ 5
14h : 60g sữa chua.
16h : cháo thịt lợn + rau ngót.
20h : súp bí đỏ + đậu xanh + sữa.
21h : bú mẹ.
Thứ 6 - Chủ nhật
14h : nước cam.
16h : cháo thịt gà + bí đỏ.
20h : cháo cá + rau cải.
21h : bú mẹ.
Thứ bảy
14h : sữa chua.
16h : súp cua + phô mai.
20h : cháo sườn heo + bí đỏ + hạt sen.
21h : bú mẹ.
Thực đơn dinh dưỡng cho bé 2 tuổi
So với bé 1 tuổi thì các món ăn cho bé 2 tuổi sẽ có những thanh đổi nhất định để phù hợp với sự phát triển của bé. Cụ thể:
Ngoài việc áp dụng thực đơn dinh dưỡng cho bé trong 7 ngày nói trên, các mẹ cũng cần cho bé tham gia các hoạt động thể chất nhẹ nhàng để bé phát triển chiều cao cũng như kích thích sự thèm ăn của bé.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các mẹ giải quyết được nỗi lo trong quá trình chăm sóc con trẻ.