Khám phá ẩm thực - - 2021-04-21T13:36:17+07:00
Khi trẻ chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn sữa mẹ sang chế độ ăn vừa sữa vừa kết hợp với thức ăn thì được gọi là ăn dặm. Thức ăn ở đây có thể là bột, cháo, rau củ,… với cách chế biến từ lỏng sang sệt, đến lợn cợn và sau cùng là dạng đặc. Có thể nói ăn dặm là một bước chuyển biến lớn trong các giai đoạn phát triển của trẻ.
Nhiều mẹ không biết nên bắt đầu việc ăn dặm cho bé lúc nào là tốt nhất. Theo đó, trẻ dưới 6 tháng tuổi được khuyến cáo nên bú mẹ hoàn toàn, vì lý do bất khả kháng nào đó thì mới thay thế bằng sữa công thức. Trên 6 tháng tuổi, bé có thể bắt đầu ăn dặm.
Nếu ăn dặm quá sớm (ở tháng thứ 5) thì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên sẽ khó thích nghi với thức ăn. Còn ăn dặm muộn hơn (từ tháng thứ 7) thì bé đã qua thời điểm lý tưởng để khám phá mùi vị mới lạ của bột, cháo, rau củ,…
Bên cạnh đó, tháng thứ 6 là thời điểm mẹ quay trở lại công việc sau thời gian nghỉ thai sản nên lúc này, việc mẹ bắt đầu xây dựng thực đơn cho bé ăn dặm đúng cách là phù hợp nhất.
Mẹ cần cho bé ăn dặm đúng cách để bé vừa cảm thấy thích thú và ngon miệng, vừa hấp thu tối đa dưỡng chất và phát triển toàn diện. Nhưng như thế nào là đúng? Theo đó, mẹ phải tuân thủ những nguyên tắc sau.
Đối với việc ăn dặm của bé, tuyệt đối không hấp tấp, vội vàng. Bởi bé cần thời gian để làm quen và thích nghi với hoạt động ăn cũng như các loại thức ăn mà bé nạp vào cơ thể.
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé. Bé ăn ít nhưng đủ chất sẽ tốt hơn bé ăn nhiều nhưng thiếu chất, vì thế, mẹ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng sau:
Các chuyên gia sức khỏe và chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo không nêm gia vị, đặc biệt là mắm, muối vào thức ăn của bé. Bởi như đã nói, hệ tiêu hóa và hệ bài tiết của bé vẫn còn rất yếu, việc tiêu thụ thức ăn có vị đậm của mắm, muối không chỉ khiến bé khó chịu mà còn nguy hại cho thận. Do đó, tuyệt đối không nêm gia vị, dù là với lượng rất ít vào thức ăn của bé.
Phản ứng của bé trong lúc ăn và sau khi ăn là rất quan trọng. Nếu bé cảm thấy vui vẻ và hứng thú thì mẹ cho ăn, nhưng nếu bé khó chịu, không hợp tác thì mẹ cần dừng lại và tìm hiểu nguyên nhân. Tuyệt đối không thúc ép hay dùng mọi biện pháp chỉ để bé ăn.
Bên cạnh đó, cần để ý sau khi ăn bé có biểu hiện lạ hay không. Đặc biệt, bé đi ngoài như thế nào, phân ra làm sao,… Tất cả những điều này cần được quan sát và lưu tâm để mẹ rút kinh nghiệm cho những lần ăn dặm sau.
>> Xem thêm:
Dưới đây là các món cháo ăn dặm cho bé mẹ có thể note vào sổ tay nấu ăn của mình để áp dụng khi bí ý tưởng nhé. TASTY Kitchen đã tổng hợp và đây đều là các món ăn có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé yêu phát triển khỏe mạnh trong những năm tháng đầu đời.
Các công thức nấu cháo cho bé ăn dặm mà TASTY Kitchen chia sẻ trên đây nhìn chung đều rất dễ thực hiện, đồng thời là món phù hợp với khẩu vị và sở thích của nhiều bé. Mẹ có thể thay đổi linh hoạt nguyên liệu để thực đơn ăn dặm cho bé đa dạng hơn, đồng thời có thể cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Đội ngũ TASTY Kitchen luôn có mặt
để hỗ trợ bất cứ khi nào bạn cần.
Chúng tôi hỗ trợ thanh toán online
qua Ví điện tử tiện dụng.
Bạn sẽ vẫn cảm nhận được sự nóng
hổi của món ăn khi nhận hàng.