Tin ẩm thực - 05-03-2021 16:24
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định đến sức khỏe cũng như sự phát triển bình thường của thai nhi. Tuy nhiên, theo từng giai đoạn thai kỳ, mẹ cần có sự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bà bầu.
Mang thai là một nghĩa cử thiêng liêng mà tạo hóa ban cho người phụ nữ. Quá trình 9 tháng 10 ngày thai nhi phát triển trong bụng sẽ giúp mẹ cảm nhận được sự lớn lên và hình thành của con. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn mà cơ thể người phụ nữ có những tác động thay đổi lớn nhất.
Do đó, cần phải đảm bảo thực hiện những nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu dưới đây để đảm bảo các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể:
Việc đầu tiên mẹ cần biết là thay đổi chế độ dinh dưỡng bởi thai phụ cần được cung cấp hàm lượng lớn hơn bình thường về thành phần đạm, các loại vitamin và một số chất khoáng thiết yếu như Acid Folic, Sắt, Canxi.
Nếu chế độ ăn hàng ngày của mẹ không dung nạp đủ các chất nói trên thì chắc chắn cần phải có sự thay đổi để tránh tình trạng thiếu hụt. Nếu cơ thể mẹ hấp thu kém, mẹ cần nhờ đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn bổ sung theo nhiều cách khác an toàn và phù hợp nhất.
Theo từng giai đoạn thai kỳ, mẹ cần đảm bảo hàm lượng calo cung cấp cho cơ thể như sau:
Theo đó, nếu mẹ chưa đạt đến cân nặng lý tưởng theo yêu cầu, mẹ có thể tăng giảm hàm lượng các chất bổ sung cho cơ thể để đảm bảo mọi điều tốt đẹp nhất với em bé trong bụng.
Mặc dù nguyên tắc cần phải bổ sung nhiều hơn các chất cho cơ thể nhưng không đồng nghĩa với việc bạn ăn quá nhiều một lần. Các bữa ăn cần được chia nhỏ theo một phương pháp khoa học để đảm bảo hàm lượng dung nạp cho cơ thể mà không cần phải nhồi nhét quá nhiều.
Một ngày, bạn có thể chia thành 5 - 6 bữa ăn theo khoảng thời gian chênh lệch từ 2 - 3 tiếng. Thông thường, ở những tháng đầu thai kỳ, phụ nữ sẽ trải qua giai đoạn ốm nghén, việc ăn uống trở nên khó khăn. Việc chia nhỏ bữa ăn ra là phương pháp đã được nghiên cứu nhằm làm giảm cảm giác khó chịu như buồn nôn, chán ăn, khó tiêu.
Khi thai nhi phát triển trong bụng sẽ lấn chiếm không gian dẫn đến những chèn ép lên cơ quan tiêu hóa. Vì vậy mà khoảng trống để chứa thức ăn cũng bị thu hẹp nên việc chia nhỏ bữa ăn giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Lời khuyên của các chuyên gia về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là sau những bữa chính, mẹ nên dùng thêm một số thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng hạn chế về thành phần calo để đảm bảo không thừa chất và luôn cảm thấy no.
Không ít các bà mẹ vì sợ tăng cân quá mức sau khi sinh mà thực hiện chế độ ăn kiêng nhằm giữ dáng. Điều này hoàn toàn không nên vì sẽ khiến cả cơ thể mẹ và thai nhi ảnh hưởng nghiêm trọng, không đủ chất và sinh nhiều bệnh tật.
Tăng cân là một trong những dấu hiệu để mẹ nhận biết thai nhi đang chuyển hưởng tích cực và khỏe mạnh. Không một chuyên gia dinh dưỡng nào khuyên mẹ ăn kiêng trong quá trình mang thai. Chỉ có những trường hợp mẹ bầu thừa cân, cần phải giảm hàm lượng cung cấp mỗi ngày để trở về trạng thái lý tưởng nhất của thai kỳ.
Với chế độ dinh dưỡng bà bầu thì tốt nhất hãy tránh xa các thực phẩm nấu chưa chín như gỏi cá, tiết canh, hầu, suchi, sữa chua chưa tiệt trùng (phô mai mềm), pate, thịt gia súc hay gia cầm sống,...
Tất cả những thực phẩm nói trên tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm đối với thai nhi. Không chỉ vậy, thực phẩm chưa được nấu chín có chứa rất nhiều vi khuẩn dẫn đến nguy cơ thai nhi và mẹ bầu mắc bệnh.
>> Xem thêm: Những cách bảo quản thực phẩm tươi sống giữ trọn hương vị
Các chuyên gia tại hiệp hội dinh dưỡng toàn cầu khuyến khích mẹ chỉ nên ăn khoảng 2 bữa cá trong một tuần. Điều này xuất phát từ lý do cá có nguy cơ cao nhiễm kim loại nặng. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gần như hầu hết tất cả các loại cá hiện nay đều có chứa ít nhiều hàm lượng thủy ngân và một số kim loại khác tác động đến sự hình thành, phát triển não bộ của thai nhi và trẻ nhỏ.
Không chỉ có các loại thực phẩm trên mà mẹ bầu cũng cần loại bỏ các thói quen sử dụng thuốc lá, rượu, bia, chất kích thích, nước có gas, cocktail, socola,... Những loại này có chứa chất gây tổn hại sức khỏe mẹ, tăng nguy cơ dị tật cũng như sự phát triển bình thường của tất cả các cơ quan thai nhi.
Tăng cân là một trong những dấu hiệu tốt đối với bà bầu cho thấy em bé đang lớn dần từng ngày. Việc tăng quá nhanh hay giảm cân đều mang tính quyết định đến sức khỏe em bé. Do vậy mà mẹ cần phải theo dõi cân nặng thường xuyên hay thậm chí là mỗi ngày để biết tình hình của con.
Tùy vào mỗi người mà sự tăng hay giảm cân trong quá trình mang thai sẽ khác nhau. Ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, bạn nên tăng cần từ 300 gram đến khoảng 1,5 kg là phù hợp. Sau đó, các tháng tiếp theo đến cuối thai kỳ, mẹ nên tăng thêm mỗi tuần khoảng 300 gram là đạt lý tưởng.
Những trường hợp song sinh thường hay bị thiếu hoặc thừa cân đo tốc độ tăng trưởng của thai nhi khác nhau. Do vậy mà chế độ dinh dưỡng mẹ bầu cũng theo đó có sự tăng giảm sao cho phù hợp nhất. Nếu mẹ không biết làm cách nào thì có thể nhờ đến các bác sĩ chuyên khoa để giúp đỡ.
>> Xem thêm: Bật mí chế độ dinh dưỡng tăng cân dành cho người gầy
Trong quá trình mang thai, mẹ nên tiến hành khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi mọi diễn biến của em bé trong bụng. Ở những tháng cuối, nếu cần thiết, bác sĩ có thể cho chỉ định mẹ bầu uống bổ sung các loại vitamin và chất khoáng để có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở.
Thực tế, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mặc dù luôn được cân nhắc một cách khoa học nhưng với nhu cầu quá lớn trong cơ thể, mẹ thường xuyên phải bổ dụng thêm thông qua các loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào thì mẹ cũng cần phải trao đổi với bác sĩ để có một chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu thích hợp nhất.
Điều mà mẹ bầu cần nhớ khi sử dụng các loại thuốc bổ sung là không được lạm dụng. Bất kể một vấn đề nào cũng vậy “tham thì thâm” nên chỉ sử dụng khi cần thiết để tránh những tác dụng ngược làm ảnh hưởng sức khỏe.
Mỗi một giai đoạn, sự phát triển của thai nhi và cơ thể mẹ đều có những chuyển biến khác nhau. Vì vậy, theo từng tháng, mẹ nên cân nhắc với một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bà bầu theo những hướng dẫn sau:
Đây là thời gian cơ thể có nhiều chuyển biến nhất để thích nghi với việc thai nhi hình thành trong bụng mẹ. Đây cũng là khoảng thời gian mẹ phải trải qua biến động cũng như sự khó chịu trong cơ thể. Hàm lượng hormone trong cơ thể tăng cao cùng sự hình thành bào thai trong bụng khiến mẹ thường xuyên thấy buồn nôn, nôn nhiều, khó tiêu và mệt mỏi.
Chính vì điều này mà việc ăn uống trở thành một vấn đề hết sức nan giải. Thậm chí nhiều mẹ bầu chỉ cần ngửi thấy mùi thức ăn là đã có thể nôn thốc nôn tháo. Nếu vậy, mẹ có thể tham khảo một số mẹo nhỏ để làm dịu cơn nghén mà TASTY Kitchen chia sẻ dưới đây.
>> Xem thêm: Chi tiết về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
Đến tháng thứ hai, cơ thể đã có sự quen dần với những biến đổi lớn. Tuy nhiên, tình trạng ốm nghén đôi khi chưa có dấu hiệu đỡ hơn khiến nhiều mẹ bị sụt cân. Tuy nhiên, mẹ cần phải cân đối và đảm bảo bổ sung hàm lượng calo cần thiết ở giai đoạn này.
Đến tháng thứ ba, hầu như tình trạng ốm nghén ở bà bầu đã có sự chuyển biến tích cực hơn và việc ăn uống của mẹ cũng trở nên dễ dàng. Nếu 2 tháng đầu, mẹ vẫn còn chật vật với chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bà bầu thì hãy đưa mọi thứ trở về quỹ đạo ở tháng thứ ba.
Ở tháng thứ ba, mẹ nên đảm bảo cân nặng tăng từ 0,5 - 1,7kg. Lời khuyến của các chuyên gia giai đoạn này là:
Sau khi trải qua giai đoạn tam cá nguyệt đầu, mẹ sẽ không còn tình trạng ốm nghén, cơ thể dễ chịu hẳn và bụng đã bắt đầu thấy ló dạng. Đây là thời điểm mẹ cần phải đảm bảo sự đa dạng trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu nhưng vẫn đảm bảo duy trì cân nặng tăng từ 300 - 500gr mỗi tháng.
Bên cạnh đó, lúc này, nhu cầu Sắt của cơ thể tăng cao, mẹ cần phải tăng cường bổ sung thông qua chế độ dinh dưỡng và thực phẩm chức năng nếu cần thiết. Các loại thực phẩm có hàm lượng Sắt cao như thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm,... cần được tăng cường trong bữa ăn hàng ngày.
Ngoài ra, bạn cũng phải tăng cường hàm lượng Vitamin C từ chanh, cam, quýt, dưa hấu, bông cải xanh,... để hỗ trợ cho quá trình hấp thu Sắt tốt hơn. Mẹ nhất định không được bỏ bữa mà nên ăn thêm những bữa phụ. Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 4, nguyên tắc là mẹ phải dung nạp thức ăn sau thời gian tối đa 4 tiếng để tránh tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ, ợ nóng,...
Đây là khoảng thời gian mà mẹ cảm thấy thoải mái nhất, cơ thể tràn đầy năng lượng và dễ chịu hơn hẳn 3 tháng đầu, cuối thai kỳ. Lúc này, mẹ cần đảm bảo cuối tháng thứ 5, cơ thể tăng từ 1,5 - 2 kg.
Cơ thể lúc này sẽ trở nên cồng kềnh hơn do thai lớn. Hiện tượng tích nước, chân phù, tĩnh mạch chân nổi rõ,... cũng biểu hiện rõ ràng. Do vậy, trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, mẹ cần hạn chế lượng muối, tránh các đồ ăn đã chế biến sẵn, ô liu, thịt xông khói,...
Đồng thời, mẹ cần phải duy trì hàm lượng nước cần thiết mỗi ngày, chủ yếu là nước lọc để đảm bảo cân bằng dung môi cũng như quá trình chuyển hóa của cơ thể. Ngoài ra, bác sĩ có thể khuyên bạn bổ sung thêm Canxi ở thời điểm này hoặc tăng cường dưỡng chất thông qua uống sữa.
Sau 2/3 chặng đường, cơ thể em bé lúc này sẽ lớn nhanh hơn khiến mẹ thường xuyên thấy đói. Tính từ thời điểm bắt đầu đến tháng thứ 5, mẹ cần đảm bảo tăng 6 - 8 kg là hợp lý.
Mặc dù đã gần đến đích nhưng giai đoạn này, mẹ lại phải vật lộn với nhiều hiện tượng sinh lý thai kỳ như ợ nóng, phù nề, táo bón, mệt mỏi,.. Để giảm bớt cảm giác khó chịu, mẹ cần chú ý về chế độ ăn uống hàng ngày như sau:
>> Xem thêm các món gà hấp dẫn, thơm ngon trọn vị của Bếp nhà TASTY
Đến giai đoạn cuối thai kỳ là lúc cơ thể mẹ nặng nhất với sự phát triển gần cán mốc của em bé. Lúc này, mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn và đầu tư cho những bữa ăn hàng ngày để cân bằng sức khỏe.
Đặc biệt, Omega-3 cũng được bổ sung nhiều hơn ở tháng thứ 8 trở đi để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của não bộ. Omega-3 có chứa nhiều trong các loại hạt, quả óc chó, cá hồi,... Nếu cần thiết, bạn có thể hỏi ý kiến của chuyên gia về bổ sung thông qua nhiều cách an toàn khác.
Đây là lúc mẹ cần phải chuẩn bị tinh thần thật kỹ để đón chào sinh linh bé nhỏ ra đời. Ở tháng cuối của quá trình mang thai, em bé sẽ phát triển nhanh với tốc độ chóng mặt để về đích. Để có đảm bảo cân nặng của em bé, mẹ cần phải tăng từ 11 -15 kg tính từ đầu thai kỳ. Khi nhu cầu thai nhi cao, mẹ cần phải duy trì được một chế độ ăn đa dạng và đầy đủ dù phải bận nhiều việc để lo cho vấn đề sinh con.
Không được nhịn ăn và bổ sung thêm nhiều Canxi là điều mà mẹ cần ghi nhớ ở giai đoạn này để đảm bảo hệ xương chắc khỏe cũng như quá trình tạo sữa. Uống nhiều nước, tránh đồ mặn, dung nạp các loại thực phẩm lành mạnh, tăng cường Omega-3 cùng các loại vitamin khác.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến chế độ dinh dưỡng cho bà bầu một cách cụ thể và chi tiết. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn khi mang thai hoặc có dự định thêm thành viên mới cho gia đình. Hãy nhớ cân nhắc kỹ về chế độ dinh dưỡng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé trong suốt thời gian mang thai đến khi sinh con.
Đội ngũ TASTY Kitchen luôn có mặt
để hỗ trợ bất cứ khi nào bạn cần.
Chúng tôi hỗ trợ thanh toán online
qua Ví điện tử tiện dụng.
Bạn sẽ vẫn cảm nhận được sự nóng
hổi của món ăn khi nhận hàng.