Khám phá ẩm thực - - 2021-01-31T00:15:00+07:00
Không chỉ phát huy nét đặc trưng truyền thống, ẩm thực Việt Nam còn tiếp thu những tinh hoa của nền ẩm thực thế giới. Chính vì vậy mà văn hóa ăn uống của người Việt đã ngày càng vang danh, nhiều món được xếp hạng cao trong danh sách bình chọn.
Điểm đặc sắc và nổi bật của ẩm thực Việt được thể hiện qua từng vùng miền theo khu vực Bắc Trung Nam. Không chỉ lạ miệng với các món ngon độc đáo, ẩm thực của dân tộc Việt Nam thu hút mọi người nhờ sự kết hợp hài hòa các loại nguyên liệu và gia vị nêm nếm. Những điểm nổi bật của nền văn hóa ẩm thực Việt từ bao nay và trong mắt bạn bè quốc tế là:
Từ khi đất nước được hình thành, nền ẩm thực Việt cũng theo đó ra đời. Trải qua năm tháng cùng với các giai thoại lịch sử, ẩm thực có nhiều thay đổi theo sự tiến bộ và óc sáng tạo của người.
Ngày nay, dân tộc Việt vẫn luôn gìn giữ những đặc sắc văn hóa ẩm thực truyền thống mà ông cha ta để lại. Tuy nhiên, không phải vì thế mà nói nền ẩm thực của nước ta đã lỗi thời, lạc hậu. Kế thừa và phát huy truyền thống, người Việt lại tiếp tục sáng tạo và đón nhận những tinh hoa ẩm thực từ các nước để làm nên những món ăn độc đáo.
Việt Nam là quốc gia có nền văn minh lúa nước hàng ngàn năm, chính vì vậy mà bất kể các lễ hội truyền thống nào cũng không thể thiếu vắng các món nấu từ gạo. Người Việt nam có nhiều cách khác nhau để nấu cơm vô cùng độc đáo. Bên cạnh cách nấu cơm thông thường của mọi người dân trong cả nước thì một số nơi lại sáng tạo về hình thức nấu hay nguyên liệu đi kèm, nước nấu gạo,...
Nếu nói về món ăn truyền thống từ gạo của người Việt thì chắc chắn phải nói đến bánh chưng, bánh tét, những món ăn đại diện cho đất trời theo quan niệm người xưa. Những món ăn nhìn có vẻ đơn giản nhưng lại đòi hỏi công đoạn làm bánh công phụ, khéo léo. Nhân bánh có thể làm từ nhân thịt hoặc đậu xanh, bên ngoài là gạo và bao bọc trong lá chuối, dùng dây lạc bó chặt.
Không chỉ vậy, người Việt Nam còn có nhiều hình thức nấu ăn vô cùng sáng tạo, đặc biệt là đối với nền văn hóa ẩm thực Tây Nguyên hay một số đồng bào dân tộc thiểu số.
Từ những món đơn giản cho đến cầu kỳ, người Việt Nam đều có sự phối hợp hài hòa giữa ngũ vị chua, cay, mặn, ngọt, đắng. Chính vì vậy mà những du khách nước ngoài thường rất bất ngờ và ấn tượng bởi cách chế biến, tẩm ướp gia vị của người Việt. Ẩm thực Việt được tạo nên từ triết lý âm - dương tương tự như các nước Châu Á. Những món có tính thanh mát như vịt, ốc thường sẽ kết hợp gia vị có tính nóng như rau răm, gừng, sả, ớt,... Đấy là điều đặc biệt nổi bật chỉ có tại Việt Nam.
Với nguyên liệu đa dạng, chủ yếu từ rau, củ, hải sản, cá, thịt,... người dân Việt luôn có cách biến tấu và kết hợp để làm nên những món ăn vô cùng hấp dẫn. Hơn nữa, ẩm thực Việt Nam trên thế giới được đánh giá là ít mỡ, tốt cho sức khỏe. Khác với nhiều nước phương Tây sử dụng nhiều nguyên liệu từ thịt hoặc dầu mỡ như Trung Quốc, món Việt lại ưu tiên thực phẩm hạn chế chất béo, kết hợp nhiều thành phần thay thế nhằm cân bằng dưỡng chất.
Người Việt xưa qua niệm ăn uống là để no nên yếu tố đặc lên hàng đầu là món ăn phải ngon. Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng văn minh, hiện đại, ẩm thực phát triển lên một tầm cao mới, người Việt cũng đã có những thay đổi trong suy nghĩ. Để có một cuộc đời trọn vẹn, hạnh phúc và sức khỏe thì ăn không chỉ cần ngon mà còn phải bổ dưỡng.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nền ẩm thực phong phú và đa dạng trên thế giới. Việt Nam có 63 tỉnh thành với 54 dân tộc anh em sinh sống dọc theo chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam. Mỗi nơi, mỗi dân tộc lại có những cách chế biến món ăn từ nguyên liệu khác nhau.
Chính điều này đã tạo nên một nền ẩm thực Việt Nam không chỉ hấp dẫn mà còn có phong phú theo đặc trưng riêng của từng vùng miền, từng dân tộc. Nhiều chuyên gia ẩm thực trong nước đã có ý kiến rằng, Việt Nam có thể chiêu đãi thực khách quốc tế hàng chục bữa mà không sợ trùng lặp món ăn. Điều này chứng tỏ được độ đa dạng của nền ẩm thực Việt với thế giới.
Một trong những đặc điểm nổi bật về ẩm thực Việt Nam trong mắt du khách quốc tế là sinh hoạt ăn uống của người dân. Những văn hóa ăn uống từ lâu đời và vẫn được phát huy trong thời buổi hiện nay của dân tộc Việt Nam là:
Ẩm thực Việt Nam và thế giới luôn có sự khác nhau rõ rệt, đặc biệt là về cách cảm nhận, thưởng thức từng món ăn. Với người Việt Nam, món ăn không chỉ thưởng thức qua vị giác mà phải kết hợp cả 5 giác quan của cơ thể.
Một ăn được bài trí theo óc sáng tạo của người đầu bếp, tự do nhưng rất hài hòa, hương thơm ngay ngất, tiếng nhai “rôm rốp” cùng mùi vị đậm đà là điểm nổi bật lấy lòng mọi du khách quốc tế khi nói đến ẩm thực Việt.
Có những điều bạn thấy rất đời thường, dân dã và quen thuộc với Việt Nam thì trên thế giới, các du khách lại có một cách nhìn thú vị hơn.
Đến Việt Nam mà không thưởng thức cà phê cóc, cà phê sữa đá Sài Gòn,... sẽ là một thiếu sót lớn. Cà phê thì ở đâu cũng có, tuy nhiên, hương vị pha chế, cách uống của mỗi nước lại khác nhau.
Cuộc sống bận rộn ngày nay đã khiến cho rất nhiều nét đặc trưng xưa cũ bị biến dạng nhưng văn hóa cà phê của người Việt vẫn vậy. Dù công việc tất bật thì cà phê nhanh đựng trong cốc giấy sử dụng một lần, cùng một ổ mỳ đầy ắp thịt, chả, rau,... thì đã đủ cho một bữa sáng của người bận rộn.
Đối với ẩm thực Việt Nam trên thế giới thì nước chấm lại rất có tiếng tăm. Mỗi món ăn của người Việt lại có cách pha nước chấm đi kèm khác nhau, vừa lạ miệng vừa cân bằng vị và thêm phần đậm đà cho món ăn.
Nước mắm Việt có thể xem là đặc sản lấy lòng các thực khách quốc tế. Những làng nghề mắm truyền thống của dân tộc đã được hình thành từ rất lâu và người dân luôn ý thức được việc gìn giữ nét văn hóa mà ông cha ta đã để lại. Nếu bạn nghĩ nước mắm Việt ở đâu cũng giống nhau thì đó là quan niệm vô cùng sai lầm.
Ngay cả trong cùng một địa phương nhưng mỗi làng nghề, người nghệ nhân lại có phương thức tạo ra nước mắm rất đặc biệt. Xây dựng và phát triển những làng nghề nước mắm nổi tiếng của Việt Nam luôn nằm trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch nhiều địa phương và cả nước.
Dựa vào điều kiện khí hậu, vị trí địa lý hay tập tục, quan niệm sống mà con người lại có cách chế biến hay tận dụng nguyên liệu nấu ăn khác nhau. Nền ẩm thực Việt Nam và thế giới có rất nhiều món ăn kỳ lạ, nhiều người còn dùng từ “ghê tởm” để diễn tả những lại rất “ghiền”. Nếu người Việt thấy những món ăn dưới đây bình thường và dân dã lại bổ dưỡng thì trong mắt du khách quốc tế, nó trở nên lạ thường.
Nếu muốn kể hết những món ăn làm nên nền ẩm thực của người Việt thì không thể nào kể hết được. Mặc dù Việt Nam chỉ là một quốc gia đang phát triển, có diện tích khá nhỏ trên bản đồ thế giới nhưng khi nhắc đến tên, bạn bè năm châu vẫn luôn tấm tắt khen ngợi về con người, văn hóa, nền ẩm thực, phong cảnh,... Những món ăn nổi tiếng của nền ẩm thực Việt Nam trên thế giới gồm:
Ở nước ta, bánh mì là món ăn rất đời thường, dân dã, tiện lợi và xuất hiện khắp mọi nơi từ làng quê cho đến thành phố. Tuy nhiên, có rất nhiều tờ báo nước ngoài nổi tiếng đưa tin với hết lời khen ngợi. Bánh mì Việt Nam còn được báo Fo’dor Travel của Mỹ năm 2016 xếp hạng thuộc top 20 món ăn đường phố ngon nhất thế giới.
Phở là món ăn đặc trưng, bình dị từ lâu đời cho đến nay của người Việt. Hà Nội là nơi nổi tiếng với món phở bởi người dân nơi đây vẫn giữ được trọn vị theo cách thức chế biến truyền thống. Phở Việt là món cực kỳ nổi tiếng trên các trang báo nước ngoài và là một trong ba món ăn được xếp vào top 100 món ngon nhất thế giới.
Cái tên bún chả được các thực khách nước ngoài nhắc đến. Đây là món ăn được đánh giá cao về sự hài hòa giữa các vị chua, cay, mặn, ngọt. Quán bún chả ở đường Lê Văn Hưu, Hà Nội được người dân trong nước và quốc tế kể nhiều hơn sau lần ghé thăm và thưởng thức của Tổng thống Obama cùng người đầu bếp đi cùng.
Năm 2011, gỏi cuốn của ẩm thực Việt Nam được CNN xếp vào danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới. Không chỉ vậy, nhiều trang du lịch thế giới cũng giới thiệu về gỏi cuốn của người Việt để thực khách có cơ hội tìm và thưởng thức khi đến nước ta.
Một trong những món ăn đặc trưng đại diện cho nền ẩm thực Việt Nam trên thế giới là bánh xèo. Đây là đặc sản của ẩm thực miền Tây nói riêng cũng nhưng khu vực Nam Bộ nói chung. Tuy nhiên, nếu ghé lại các địa phương ở miền Trung thì bạn vẫn có thể thưởng thức bánh xèo nhưng mỗi nơi sẽ có cách chế biến, nguyên liệu, nước chấm, đồ ăn kèm khác nhau.
Một trong những đặc sản được nhắc đến nhiều về ẩm thực Việt Nam là mì Quảng. Từ Quảng ở đây là vùng đất Quảng Nam. Dường như bất kể ai khi đặt chân đến Quảng Nam thì món ăn đầu tiên được nghĩ đến sẽ là Mì Quảng. Sợi mì được làm từ gạo. Các địa phương khác vẫn có thể chế biến được món mì này nhưng hương vị riêng, đặc trưng và đúng “chất” mì Quảng thì chỉ có người xứ Quảng mới làm được.
Mì Quảng được đưa vào rất nhiều trong các tác phẩm văn học khi nói về lịch sử hay văn hóa của người dân nơi đây. Trên thế giới, mì Quảng được bầu chọn là 1 trong 12 món ăn mang giá trị ẩm thực Châu Á.
Ngoài những món ăn đặc trưng cho nền ẩm thực Việt Nam nói trên thì còn rất nhiều cái tên khác như cao lầu Hội An, bánh canh Trảng Bàng, bún bò Huế, cơm cháy Ninh Bình, bún thang Hà Nội, phở khô Gia Lai,... Đặc trưng ẩm thực của mỗi vùng miền Việt Nam đều chứa đựng những tinh túy văn hóa, thể hiện bản sắc dân tộc sâu sắc và sự giàu có, thịnh vượng của một đất nước nghìn năm văn hiến.
Đội ngũ TASTY Kitchen luôn có mặt
để hỗ trợ bất cứ khi nào bạn cần.
Chúng tôi hỗ trợ thanh toán online
qua Ví điện tử tiện dụng.
Bạn sẽ vẫn cảm nhận được sự nóng
hổi của món ăn khi nhận hàng.