0
  • Bạn đã thích 0 Món ăn
0
  • 0 món - 0 phần
  • Thanh toán

10:00 - 18:00

1900 633 818

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ cho mẹ bầu

Tin ẩm thực - - 2021-03-10T09:38:04+07:00

Chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của bé. Vậy cần lưu ý gì khi thiết lập thực đơn cho mẹ trong giai đoạn này?

Xây dựng chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ cho mẹ bầu

Ba tháng giữa thai kỳ là giai đoạn em bé phát triển rất nhanh. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng giữa cần chú ý tăng lượng kcal so với bình thường. Cụ thể, mẹ cần dung nạp thêm 250kcal mỗi ngày và bổ sung thêm những thực phẩm giàu kẽm, canxi để đáp ứng đủ năng lượng cho cả mẹ và con.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 4

Bước qua tháng thứ 4, đa số mẹ bầu đã hết tình trạng ốm nghén. Do vậy, đây là thời kỳ mẹ phải ăn thật nhiều để bổ sung chất dinh dưỡng cho em bé phát triển và hoàn thiện các cơ quan cũng như bộ phận của cơ thể.

Me Bau Thang Thu 4 Can Phai An Nhieu De Cung Cap D
Mẹ bầu ở tháng thứ 4 cần phải ăn nhiều để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé

Thực đơn hàng ngày cho bà bầu tháng thứ 4 cần phải bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt gà, các loại đậu hay rau có màu xanh đậm. Ngoài ra, để nâng cao sức đề kháng thì mẹ cần tăng cường vitamin C bằng cách ăn các loại hoa quả và rau xanh như cam, bưởi, dưa hấu, bông cải xanh, ớt chuông xanh,…

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 5

Thai nhi ở tháng thứ 5 đang có sự phát triển mạnh mẽ về não bộ. Chính vì vậy, việc bổ sung thêm các loại thực phẩm tốt cho não bộ trong giai đoạn này là điều rất quan trọng.

Mẹ bầu cần phải bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm giàu DHA như cá, trứng, tôm, cua, súp lơ, các loại đậu,… Điều này sẽ giúp não bộ của bé phát triển một cách toàn diện nhất.

Nhung Thuc Pham Giau Dha Rat Tot Cho Su Phat Trien
Những thực phẩm giàu DHA rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi

Bên cạnh đó, mẹ nên hạn chế việc ăn quá nhiều thịt và những thực phẩm có chứa đường trắng trong chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa. Bởi vì, những loại thực phẩm này sẽ làm não bộ của bé chậm phát triển và không linh hoạt.

Ngoài ra, mẹ cũng không nên ăn quá mặn, cần phải giảm lượng muối được nêm nếm trong các món ăn hàng ngày trong giai đoạn này. Đồ ăn chế biến sẵn cũng được liệt vào danh sách cần phải hạn chế tối đa.

Xem thêm:

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 6

Bước qua tháng thứ 6, em bé cần rất nhiều dinh dưỡng để hỗ trợ cho quá trình phát triển. Cho nên, mẹ bầu đã bắt đầu có những cảm giác thèm ăn hơn những tháng trước. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong giai đoạn này cần phải lưu ý những điều sau:

  • Bổ sung lượng sắt cần thiết cho thai nhi bằng cách ăn các thực phẩm như: thịt gia cầm, thịt bò, thịt heo nạc, trứng, khoai tây, súp lơ xanh, hoa quả và các loại đậu,…

Can Cung Cap Mot Luong Sat Day Du O Giai Doan Than
Cần phải cung cấp một lượng sắt đầy đủ ở giai đoạn tháng thứ 6 thai kỳ

  • Ăn nhiều rau củ quả để bổ sung thêm vitamin C và chất xơ cho cơ thể sẽ giúp mẹ bầu hạn chế được tình trạng táo bón và khó tiêu. Hơn thế nữa, vitamin C còn giúp tăng cường sức đề kháng và tránh các căn bệnh liên quan đến răng như chảy máu chân răng hay viêm nướu, xuất phát từ sự tăng cao lưu lượng máu của mẹ bầu trong giai đoạn này.
  • Thêm nhiều thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin và canxi vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày ở tháng thứ 6 này để giúp cho thai nhi tránh phải các bệnh như còi xương, yếu răng lợi hay tật gù lưng,…
  • Hạn chế những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ và muối để tránh tình trạng phù chân cũng như các bệnh về huyết áp và tim mạch.

Một số lưu ý khi thiết lập chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ

Dưới đây là những lưu ý về chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ các mẹ nên biết để có thể dung nạp đầy đủ dinh dưỡng, giúp duy trì sức khỏe cho mẹ và đáp ứng nhu cầu của bé.

Trong giai đoạn này cần cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng cho mẹ bầu và em bé. Vì vậy, chị em cần phải uống thật nhiều nước để tránh bị táo bón. Bởi nếu bị táo bón khiến thai phụ phải rặn nhiều khi đi vệ sinh, từ đó làm cho bụng bị nén xuống kéo theo thai nhi bị chèn ép trong tử cung. Nếu để lâu và không khắc phục kịp thời sẽ gây ra những hậu quả xấu cho quá trình mang thai.

Me Bau Can Phai Uong That Nhieu Nuoc De Tranh Tinh
Mẹ bầu cần phải uống thật nhiều nước để tránh tình trạng táo bón

Tam cá nguyệt thứ 2 là thời điểm rất dễ bị thiếu sắt. Ngoài việc bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng thì mẹ cần kết hợp thêm các viên sắt bổ sung để đảm bảo cung cấp hàm lượng đầy đủ cho cơ thể.

Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại đồ uống có chứa caffeine vì sẽ khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng tim đập nhanh, buồn nôn, mất ngủ, đau đầu,… Hơn thế, những chất này còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.

Dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Hy vọng với bài viết trên của TASTY Kitchen, bạn đã có thể bỏ túi thêm nhiều thông tin hữu ích và xây dựng một chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ thật hợp lý, khoa học.

Hà Linh

Đăng ký nhận ưu đãi

Vui lòng nhập Email của bạn để nhận tin tức về những chương trình khuyến mại
và ưu đãi mới nhất từ TASTY Kitchen

Hỗ trợ 12/7

Đội ngũ TASTY Kitchen luôn có mặt
để hỗ trợ bất cứ khi nào bạn cần.

Thanh toán tiện dụng

Chúng tôi hỗ trợ thanh toán online
qua Ví điện tử tiện dụng.

Giao hàng nhanh chóng

Bạn sẽ vẫn cảm nhận được sự nóng
hổi của món ăn khi nhận hàng.