Mẹo hay nhà bếp - - 2021-02-25T17:37:00+07:00
Rất nhiều bà mẹ muốn tiết kiệm thời gian bằng cách trữ đông thực phẩm ăn dặm cho bé, nhất là đối với những mẹ bận rộn nhưng lại lo lắng mùi vị cũng như chất lượng sẽ bị ảnh hưởng. Để có những cách bảo quản thực phẩm ăn dặm cho bé hợp lý, hãy dành một ít thời gian để tham khảo những phương pháp sau.
Trước khi tìm hiểu những cách bảo quản thực phẩm ăn dặm cho bé, các mẹ cần nắm được một số vấn đề liên quan sau.
Dù thực phẩm đông lạnh có thể sử dụng từ 3 - 6 tháng nhưng lời khuyên dành cho mẹ là nên sử dụng càng sớm càng tốt. Đối với những viên thức ăn đông lạnh, mẹ không nên để quá 3 tháng. Để đảm bảo dưỡng chất trong ăn không bị chảy bớt khi rã đông, mẹ nên sử dụng trong 1 tháng là tốt nhất. Từng loại thức ăn sẽ có “tuổi thọ” như sau:
Tái cấp đông tức là dùng thực phẩm đông lạnh làm thức ăn cho bé, sau đó trữ đông ngược trở lại. Dù chưa có minh chứng nào chứng minh rằng tái cấp đông có ảnh hưởng xấu nhưng các mẹ cũng nên nấu chín lại thức ăn này trước khi cấp đông lại. Đối với rau, củ, quả thì không nên nấu chín mà hãy cấp đông ở trạng thái tươi.
Để có những cách bảo quản thực phẩm ăn dặm cho bé tốt nhất thì việc thức ăn được đựng trong dụng cụ gì cũng đóng vai trò quan trọng.
Một thực tế dễ dàng nhận thấy là người ta chỉ thường sử dụng hộp nhựa để bảo quản thức ăn trong tủ lạnh bởi thủy tinh khi để đông lạnh rất dễ vỡ và có thể để lại mảnh vỡ trong thức ăn. Do đó, mẹ hãy lựa chọn hộp đựng phù hợp. Ngày nay có rất nhiều hộp nhựa được sản xuất với tính chất chịu nhiệt hoặc có thể cấp đông. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc chúng hoàn toàn an toàn nếu đun nóng hoặc đông lạnh. Vậy nên mẹ hãy căn cứ vào tiêu chí này để lựa chọn được sản phẩm phù hợp, an toàn.
Việc chế biến thức ăn dặm cho con khiến các bà mẹ mất khá nhiều thời gian. Bởi cách thức làm khá công phu. Vì vậy, nhiều mẹ đã chuẩn bị trước đồ ăn dặm cho bé để trẻ dùng dần. Để có cách bảo quản thực phẩm ăn dặm cho bé tốt nhất, hãy nắm rõ những quy trình sau:
Như đã nói ở trên, dụng cụ tốt nhất để bảo quản vẫn là hộp nhựa chịu được môi trường đông lạnh hoặc túi đựng thực phẩm chuyên dụng. Để dễ dàng tìm kiếm, các mẹ có thể đến những cửa hàng mẹ và bé để tìm.
Bạn phải sơ chế thịt, cá,... và tất cả những thực phẩm cần thiết cho món ăn dặm của bé. Tốt nhất nên sơ chế đủ dùng trong vòng 1 tuần bởi có một số thực phẩm sẽ bị mất dần chất dinh dưỡng nếu bảo quản trong tủ lạnh quá lâu.
Bước 3: Nấu chín:
Sau bước sơ chế, bạn hãy nấu chín những thực phẩm trên và có thể nêm nếm cho phù hợp với khẩu vị của con mình. Một lưu ý nhỏ là nên để thức ăn nguội mới đưa đi bảo quản bởi nếu bảo quản khi còn nóng sẽ rất dễ mất chất.
Bước 5: Bảo quản
>> Cha mẹ có thể tham khảo các món gà hấp dẫn của Bếp nhà TASTY để đổi vị cho bữa cơm gia đình
Như vậy, các mẹ đã nắm rõ cách bảo quản thực phẩm ăn dặm cho bé qua bài viết mà TASTY Kitchen chia sẻ. Ngoài nhanh chóng, tiện lợi và an toàn, nó còn giúp các mẹ tiết kiệm thời gian mà vẫn có thể chăm sóc những thiên thần nhỏ của mình thật chu đáo. Vậy mẹ còn chần chừ gì nữa mà không áp dụng ngay!
Đội ngũ TASTY Kitchen luôn có mặt
để hỗ trợ bất cứ khi nào bạn cần.
Chúng tôi hỗ trợ thanh toán online
qua Ví điện tử tiện dụng.
Bạn sẽ vẫn cảm nhận được sự nóng
hổi của món ăn khi nhận hàng.